TẬP QUÁN CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI K’HO
(Phần 1)
Cre: Tiến sĩ Lâm Nhân – trường ĐH Văn Hoá TP Hồ Chí Minh
Người K’ho được định danh là một tộc người riêng biệt trong 54 cộng đồng dân tộc của Việt Nam. Là một trong những cư dân bản địa sinh sống lâu đời nhất ở vùng cao nguyên LangBiang, thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer, dân số 203.800 người. Sống tập trung ở các huyện Di Linh, Đơn Dương, Lạc Dương, Đam Rông và thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Người K’ho có các nhóm địa phương như: Chil (Cil), Lạt (Lạch), Trinh (T’ring), Srê, Dòn. Các có địa bàn cư trú truyền thống tập trung trên cao nguyên Langbiang nay thuộc khu vực vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà. Hiện nay, các nhóm Cil, Lạt sinh sống tập trung trong khu vực vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Biduop – Núi Bà, với dân số 56.143 người. Là hậu duệ của cư dân cổ Môn Khmer và là dân bản địa sinh sống lâu đời ở vùng cao nguyên LangBiang. Cuộc sống của các nhóm người K’ho này đã có ít nhiều liên kết chặt chẽ, nhằm quản lý khu vực sinh sống rộng lớn của mình. Tại vùng cao nguyên LangBiang có các nhóm: Cil có địa bàn sinh sống tập trung lâu đời trên vùng đất sườn dốc ở các dãy núi cao của Cao Nguyên Lâm Viên (Lang Biang), phía Đông Bắc thành phố Đà Lạt, thuộc vùng núi cao giáp ranh địa phận tỉnh Đắc Lắc và Khánh Hòa, huyện Lạc Dương ngày nay. Nhóm Lạt sống tập trung ở vùng đất bằng, trũng của Cao Nguyên Lâm Viên về phía Tây Nam, thuộc địa phận của thành phố Đà Lạt và một phần của huyện Lạc Dương (xã Lát, thị trấn Lạc Dương) ngày nay.
Kinh tế truyền thống của người K’ho là kinh tế nương rẫy. Nguồn sống của người dân chủ yếu dựa vào kết quả mùa màng. Xưa kia, người dân khai thác vùng đồi núi nơi cư trú của mình để trồng trọt theo lối luân khoảnh khép kín. Sau này, rẫy của người dân đã chuyển thành đất định canh trồng cây công nghiệp, nương rẫy và ruộng nước, vì vậy đời sống có phần khá hơn.
Cùng với nông nghiệp ruộng nước, nương rẫy, việc làm vườn, chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm,… là những ngành kinh tế phụ bổ trợ cho kinh tế nương rẫy. Hai nghề thủ công chính của người K’ho là đan lát và dệt vải. Tuy nhiên, chỉ có nghề đan lát bằng tre mây nứa là phổ biến. Nghề dệt vải bị mai một dần dần và hiện nay gần như thất truyền.
Theo truyền thống, Người K’ho tin mọi vật đều có linh hồn và tin vào sự chi phối con người của các thần linh. Đó chính là nguyên nhân của các kiêng kỵ và các lễ cúng tế. Người K’ho quan niệm rằng có hai thế giới tồn tại. Thế giới thứ nhất là cuộc sống của con người, là vạn vật trên trái đất mà họ cảm nhận được. Thế giới thứ hai là thế giới của những lực lượng siêu tự nhiên, của ma quỷ, của các vị thần,…
Chính thế giới thứ hai mới thiêng liêng và quyết định cuộc sống loài người. Thầy bóng là cầu nối giữa con người với các đấng thần linh. Người K’ho có tín ngưỡng đa thần: thần lúa (yang kuê), thần rừng (yang brê), thần nước (yang dah), thần rẫy (yang mir), thần ruộng (yang mơ)…
Du lịch Đà Lạt từ Bến Tre
Du lịch Đà Lạt từ Tiền Giang
Du lịch Đà Lạt từ Trà Vinh
Du lịch Đà Lạt từ Long An
Du lịch Đà Lạt từ Tây Ninh
Du lịch Đà Lạt từ Vĩnh Long
Du lịch Đà Lạt từ Vũng Tàu